13 lỗi thường gặp ở bếp từ mà kỹ thuật viên cần nắm chắc
Mỗi kỹ thuật viên khi học sửa chữa bếp từ đều cần nắm chắc các kiến thức về bếp. Dưới đây, Trung tâm Dạy nghề số 1 sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục 13 lỗi thường gặp ở bếp từ.
>>> Tham khảo: GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN DÂN DỤNG
Tại sao kỹ thuật viên cần nắm được các lỗi của bếp từ?
- Bạn đang là học viên khóa học sửa bếp từ, bạn muốn tìm hiểu các lỗi của bếp
- Bạn đang là kỹ thuật viên, bạn muốn sửa lỗi nhanh nhất
- Bạn đang quan tâm đến khóa học sửa bếp từ và muốn tìm hiểu về bếp từ
- Bạn đang học sửa bếp từ và muốn nắm chắc kiến thức thực hành
- Bạn đang là kỹ thuật viên và bạn không muốn bỏ qua bất kỳ kiến thức sửa bếp từ nào.
Do đó, khi tham gia khóa học sửa bếp từ hoặc là kỹ thuật viên sửa bếp từ. Bạn chắc chắn cần phải biết rõ các lỗi thường gặp của bếp. Kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Những kinh nghiệm bạn học hỏi được sẽ không bao giờ là đủ. Vì vậy bạn cần có thêm nhiều động lực học tập và nghiên cứu hơn nữa.
13 lỗi thường gặp ở bếp từ mà bạn cần nắm chắc
Bếp từ là thiết bị khá phức tạp, sau khi sử dụng bếp sẽ xuất hiện rất nhiều lỗi. Trong đó có 13 lỗi cơ bản mà nhất định kỹ thuật viên nào cùng phải biết cách khắc phục:
Hiển thị mã lỗi E0
Nguyên nhân: Khi mã lỗi “E0” xuất hiện trên màn hình bảng điều khiển của bếp từ thì có thể là do hiệu điện thế vào bếp từ thấp, ổ cắm điện có dây điện tiết diện nhỏ, không đủ công suất, giắc cắm bị lỏng, rơi xuống.
Cách khắc phục: Để làm mã lỗi “E0” biến mất, đầu tiên bạn tắt bếp từ, kiểm tra lại hiệu điện thế vào bếp từ có ở mức thấp, nếu thấp bạn nên sử dụng một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện.
Công suất của bếp điện từ từ 1800-2200W nên bạn cần sử dụng ổ cắm điện có công suất lớn, tối thiểu 2500W, không nên sử dụng ổ cắm có công suất thấp hơn, dễ bị quá tải. Trường hợp giắc cắm bị lỏng, rơi xuống thì bạn cắm lại cho chặt và tiếp tục nấu ăn với bếp điện từ.
Hiển thị mã lỗi E1
Nguyên nhân: Bếp từ phát sinh lỗi “E1” khi hiệu điện thế vào bếp từ quá cao, vượt mức an toàn nên bếp từ ngưng hoạt động và hiển thị trên màn hình mã lỗi này.
Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra nguồn điện, chắc chắn hiệu điện thế ổn định thì bật bếp nấu ăn trở lại. Bạn có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp với bếp từ. Nếu lỗi này vẫn còn, tắt bếp, rút dây điện nguồn và liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.
Hiển thị mã lỗi E2
Nguyên nhân: Mã lỗi “E2” hiện thị khi nhiệt độ của nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp điện từ nên sản phẩm sẽ ngừng hoạt động và hiện lỗi này để thông báo người dùng xử lý kịp thời.
Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp điện từ ngay, kiểm tra nhiệt độ nồi, lưu ý không dùng tay không chạm vào nồi có thể bị bỏng. Nếu nhiệt độ nồi quá cao, nhấc nồi khỏi bếp từ để nguội vài phút rồi bật bếp điện từ nấu ăn tiếp, mã lỗi sẽ không còn.
Hiển thị mã lỗi E3
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp điện từ báo mã lỗi “E3”, có thể là do nhiệt độ bếp từ quá cao, nhiệt độ đã đạt đến mức cài đặt từ trước, lỗ thông gió bị bịt kín, quạt tản nhiệt ngưng hoạt động, hỏng hoặc đây có thể là cơ chế tự bảo vệ của bếp.
Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ, kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín, lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt. Kiểm tra quạt có hoạt động, nếu bị hỏng, trục trặc, bạn không tự sửa được, hãy liên lạc với trung tâm bảo hành. Nếu là cơ chế tự bảo vệ, hãy tắt bếp và đợi sau 10 phút thì bật bếp lại, sản phẩm sẽ không thấy mã lỗi này nữa.
Hiển thị mã lỗi E5
Nguyên nhân: Bếp từ có mã lỗi “E5” xuất hiện, có nghĩa rơ le nhiệt của bếp điện từ đã bị chập mạch.
Cách khắc phục: Lỗi của thiết bị bên trong bếp, bạn không phải là thợ chuyên nghiệp, không tự sửa chữa, hãy đem bếp đến trung tâm bảo hành, tiệm sửa chữa để khắc phục.
Hiển thị mã lỗi E6
Nguyên nhân: Khi điện trở tản nhiệt bị ngắn mạch, bếp từ sẽ hiển thị mã lỗi “E6” trên màn hình LCD.
Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ, rút dây điện nguồn và mang bếp đến tiệm sửa chữa. Trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, xử lý sự cố.
>>> Tham khảo ngay KHÓA HỌC SỬA BOARD MẠCH tại Trung tâm Dạy nghề số 1:
Lỗi giắc cắm đã kết nối với nguồn điện nhưng không báo điện đã vào bếp
Nguyên nhân: Khi bạn đã cắm giắc vào ổ điện, kết nối với nguồn điện nhưng không có âm thanh phát ra. Đèn “Bật/Tắt” cũng không sáng. Nguyên nhân có thể là do ổ cắm không tiếp điện. Cầu chì không tiếp điện, nhà bạn bị mất điện.
Cách khắc phục: Kiểm tra điện trong nhà bạn có không, ổ cắm, cầu chì có tiếp điện không. Nếu ổ cắm, cầu chì có tiếp điện, nguồn điện trong nhà. Bạn vẫn có thì bạn cần đến trung tâm bảo hành để kiểm tra. Có thể bếp điện từ của bạn đã xảy ra sự cố nào đó ở thiết bị bên trong.
Bếp tự động tắt sau 60 giây
Nguyên nhân: Sau 60 giây phát ra, bếp tự động tắt. Lỗi này có thể là do đáy nồi có đường kính nhỏ hơn 12cm và lớn hơn 26cm.
Cách khắc phục: Tắt bếp, chọn nồi có phần đáy đường kính từ 12cm đến 26 cm. Sau đó đặt lên vừa vặn với mặt bếp, khởi động bếp lần nữa, lỗi này sẽ không còn.
Bếp có âm thanh cảnh báo
Nguyên nhân: Có âm thanh cảnh báo phát ra khi đáy nồi không đặt vào trung tâm mặt bếp. Đường kính đáy nồi nhỏ hơn 12cm hoặc nồi không phù hợp với bếp từ
Cách khắc phục: Đặt lại nồi vào đúng vị trí vừa với vòng nhiệt của bếp từ. Bật bếp lên nếu vẫn có lỗi này xảy ra thì bạn nên đổi sang nồi có kích cỡ đường kính đáy lớn hoặc bằng 12cm. Âm thanh cảnh báo sẽ tắt.
Bếp không thể kiểm soát
Nguyên nhân: Bạn thấy nhiệt độ của bếp điện từ không thể kiểm soát được. Có thể là do đáy nồi không đặt bằng phẳng trên bếp từ. Nồi có đáy tròn, lồi lõm nhiều hoặc đèn báo độ nóng không sáng.
Cách khắc phục: Bạn chọn nồi nấu trên bếp từ có đáy bằng phẳng. Mặt tiếp xúc hoàn toàn với trung tâm mặt bếp. Kiểm tra lại đèn báo độ nóng có sáng không, nếu có thì lỗi này sẽ biến mất.
Hiển thị mã lỗi EF
Nguyên nhân: Bề mặt bếp từ ướt khiến bếp không thể làm nóng nồi để nấu thức ăn.
Cách khắc phục: Tắt bếp ngay và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bếp đến khi khô. Khi bề mặt bếp khô hoàn toàn là bạn đã có thể nấu ăn như bình thường!
Hiển thị mã lỗi AD
Nguyên nhân: Có vật cản giữa đáy nồi và mặt bếp hoặc đáy nồi không bằng phẳng. Khiến phần đáy không được tiếp xúc nhiều với mặt bếp, bếp từ sẽ báo lỗi AD.
Cách khắc phục: Nếu có vật cản, hãy loại bỏ nó kèm theo lau sạch bề mặt bếp và đáy nồi. Nếu đáy nồi không bằng phẳng, hãy thay nồi mới phù hợp hơn.
Bếp đột ngột không hoạt động
Nguyên nhân: Có thể do nhiệt độ môi trường quá cao. Do đặt bếp gần thiết bị phát nhiệt hoặc ngõ thông gió của bếp bị nghẽn.
Cách khắc phục: Kiểm tra xung quanh bếp xem môi trường có nóng không. Doặc ngõ thông gió xem có vấn đề gì không. Nếu bị hỏng cần thay mới.
>>> Tham khảo: KHÓA HỌC SỬA BẾP TỪ tại Trung tâm Dạy nghề số 1
Học sửa bếp từ ở đâu uy tín?
Nếu bếp từ của gia đình bị hỏng, thông thường mọi người sẽ liên hệ với nhân viên kỹ thuật để sửa chữa. Do đó, những năm gần đây, nhu cầu học sửa bếp từ ngày càng tăng cao. Đây cũng được coi là một trong những ngành HOT trong nghề điện gia dụng.
Các cơ sở đào tạo sửa bếp từ cũng ngày càng mở ra nhiều hơn. Đa phần các học viên sẽ lựa chọn học tại các trung tâm dạy nghề. Lý do là bởi thời gian đào tạo ngắn, tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, những kiến thức được trang bị vẫn đủ đáp ứng công việc.
Trung tâm Dạy nghề số 1 là một trong những cơ sở mở các khóa dạy nghề sửa bếp từ. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực đào tạo. Công ty luôn cập nhật kiến thức, hỗ trợ tốt nhất cho học viên. Ngoài ra, các học viên sau khi tham gia khóa học còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm. Chi phí đào tạo ở đây cũng luôn phù hợp với mọi học viên. 100% học viên sau khóa học đều đã tìm được vệc làm với thu nhập không dưới 8 triệu/tháng.
KẾT LUẬN