Cấu tạo, nguyên lý làm việc và chức năng các bộ phận máy giặt

Máy giặt là thiết bị gia đình phổ biến và giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn. Trên thị trường hiện nay đang có máy giặt cửa đứng và cửa ngang. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt cũng khá phức tạp. Vì vậy, là một kỹ thuật viên bạn cần nắm vững cấu tạo và chức năng hoạt động của từng bộ phận máy giặt.
Cấu tạo nguyên lý làm việc và chức năng các bộ phận máy giặt

Cấu tạo chiếc máy giặt

Theo các giảng viên của Dayngheso1, các loại máy giặt đều có các bộ phận chính sau:

Bộ phận cấp nước sạch: 

Bộ phận này được cấu tạo nhiều chi tiết nhỏ bao gồm: Đường ống nước vào, van cấp nước, khay  đựng bột giặt và đường ống dẫn nước vào lồng giặt. Gần điểm cấp nước vào của nước giặt có van điều khiển đầu cấp nước. Khi bạn bỏ quần áo vào máy giặt, van này được đóng, mở tự động tùy thuộc vào tổng lượng nước cần thiết. Van điều khiển nước là van điện từ.
Bộ phận cấp nước

Máy bơm nước:

Máy bơm nước giúp lưu thông nước qua máy giặt. Nó hoạt động theo hai hướng. Bơm có tác dụng tái tuần hoàn nước trong chu kỳ giặt và thoát nước trong chu trình quay.

Lồng giặt:

Có 2 loại ở bên trong và bên ngoài. Quần áo được bỏ vào trong lồng giặt bên trong, nơi quần áo được giặt, giũ và vắt khô. Lồng giặt bên trong có lỗ nhỏ để thoát nước. Bọc bên ngoài lồng gặt là thùng chứa nước.

Trục quay và mâm giặt:

Trục quay được gắn với mâm giặt và đặt gắn liền với lồng giặt của máy giặt. Nó là một phần quan trọng của máy giặt thực hiện các hoạt động làm sạch quần áo. Trong chu trình giặt, trục quay liên tục và tạo ra các vòng xoay mạnh trong nước. Do đó quần áo cũng xoay bên trong lồng giặt. Việc xoay vòng quần áo trong nước chứa chất tẩy rửa cho phép loại bỏ các hạt bụi bẩn khỏi vải quần áo.
Trục quay và mâm giặt máy giặt

Động cơ của máy giặt:

Động cơ của máy giặt được ghép với trục quay và mâm để tạo ra chuyển động quay. Đây là những động cơ đa tốc độ, có tốc độ có thể thay đổi theo yêu cầu. Trong máy giặt thì động cơ hoạt động hoàn toàn tự động.
Động cơ máy giặt

Bộ hẹn giờ:

Bộ hẹn giờ giúp cài đặt thời gian giặt cho quần áo theo cách thủ công. Ở chế độ tự động, thời gian được đặt tự động tùy thuộc vào số lượng quần áo bên trong máy giặt.

Bảng mạch in (PCB):

PCB bao gồm các thành phần và mạch điện tử khác nhau. Chúng được lập trình để thực hiện theo những cách độc đáo tùy thuộc vào điều kiện tải . Điều kiện tải là điều kiện và lượng quần áo được nạp trong máy giặt. Chúng là loại thiết bị thông minh nhân tạo có ý nghĩa với các điều kiện bên ngoài khác nhau và đưa ra quyết định phù hợp. Đây cũng được gọi là hệ thống logic mờ. Do đó PCB sẽ tính tổng trọng lượng của quần áo, tìm ra lượng nước và chất tẩy rửa cần thiết. Bảng mạch cũng sẽ tính tổng thời gian cần thiết để giặt quần áo. Sau đó, người sử dụng sẽ quyết định thời gian cần thiết để giặt quần áo.
Bảng mạch in PCB

Bộ phận xả nước thải:

Nước thải cần được xả ra ngoài trước khi nước mới cấp vào máy giặt trong quá trình giặt. Do đó, bộ phận xả sẽ có nhiệm vụ bơm hết nước bẩn ra ngoài trong thời gian ngắn. Bộ phận này được cấu tạo bởi lưới lọc, bơm xả và ống thoát nước xả. Ống thoát nước xả cho phép loại bỏ nước bẩn ra khỏi quá trình giặt. 
Bộ phận xả nước thải máy giặt

Vỏ máy giặt:

Là phần khung vỏ bao bọc bên ngoài máy giặt. Vỏ máy có tác dụng bảo vệ toàn bộ thiết bị bên trong máy giặt.

Nắp máy giặt:

Nắp máy giặt có cấu tạo riêng phù hợp với các loại máy giặt khác nhau. Với máy cửa đứng thì nắp có tác dụng bảo vệ máy. Còn với máy giặt cửa ngang thì nắp còn có tác dụng ngăn không cho nước tràn ra ngoài. Chính vì vậy, đối với máy cửa ngang thì người sử dụng không thể mở nắp khi máy đang hoạt động.

Dây Curoa:

Là một loại dây đai được sử dụng phổ biến. Dây có tác dụng truyền chuyển động từ trục động cơ sang trục quay của lồng giặt.
Dây curoa máy giặt

Cách thức vận hành và nguyên lý của máy giặt

Hầu hết các máy giặt hiện nay đều có rất nhiều chế độ giặt khác nhau, phù hợp với từng loại quần áo. Trên bảng điều khiển của máy giặt có đầy đủ các chức năng cho bạn chọn như chế độ giặt, tốc độ vắt, thời gian giặt…
Để tìm ra lỗi cũng như cách khắc phục các lỗi của máy giặt. Các kỹ thuật viên cần thiết phải nắm chắc các kiến thức về nguyên lý hoạt động của máy giặt. Các giảng viên của Dạy nghề số 1 cho biết: Máy giặt sẽ hoạt động theo nguyên lý chung dưới đây:

Bước 1:

Sau khi cho quần áo vào máy và đóng cửa lồng. Máy giặt sẽ đảo 2 chiều để cân bằng lượng quần áo trong lồng máy. Sau đó cân sẽ hoạt động để cân đối lượng nước cho phù hợp với lượng quần áo bên trong.

Bước 2:

Tiếp sau đó bo mạch sẽ cấp điện ra van cấp nước, để cho nước cấp vào lồng máy giặt. Khi lượng nước cấp vào đã đủ so với mức cân ban đầu thì phao áp lực sẽ báo về lại bo mạch máy giặt. Sau đó bo mạch sẽ ngưng cấp điện cho van cấp nước và bắt đầu cấp điện cho động cơ quay, máy bắt đầu giặt.

Bước 3:

Quá trình giặt chính là xoay đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp chất tẩy. Lúc này, bề mặt quần áo được ma sát với nhau, giả lập thành động tác chà quần áo khi giặt tay, giúp các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải. Tuân thủ nguyên lý này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.

Bước 4:

Khi máy giặt xong thì động cơ sẽ không quay nữa.  Thời gian giặt được lập trình sẵn trên bo mạch và chuyển sang chế độ vắt xả. Bo mạch sẽ cấp nguồn điện cho van xả để kéo bỏ nước từ thùng chứa ra ngoài. Khi nước thoát hết phao và mực nước sẽ báo về bo mạch, tiếp đó bo mạch cấp điện cho động cơ để động cơ quay theo 1 chiều với tốc độ rất nhanh có thể lên đến 800 – 1000 vòng/phút để vắt hết nước trên quần áo.
Cách thức vận hành và nguyên lý hoạt động của máy giặt

Những lưu ý khi lựa chọn máy giặt:

  • Máy giặt lồng ngang kém bền hơn máy giặt lồng đứng.
  • Nên sử dụng bột giặt chuyên dùng cho máy.
  • Linh kiện thay thế của máy giặt lồng ngang giá thành cao hơn máy giặt lồng đứng.
  • Đối với loại quần áo của trẻ nhỏ nên giặt bằng máy giặt lồng ngang.
  • Một năm nên vệ sinh máy giặt ít nhất là 2 lần. Để kéo dài tuổi thọ cho máy và tránh các bệnh, nấm mốc phát sinh.

Lỗi của từng bộ phận có thể xảy ra:

Hầu như tất cả các bộ phân của máy giặt sau một thời gian dài sử dụng đều có thể gặp trục trặc. Việc nhận biết các lỗi xảy ra ở máy giặt giúp chúng ta dễ dàng xử lý. Với các lỗi nhỏ, người sử dụng có thể tự khắc phục. Tuy nhiên, hầu hết các lỗi của máy giặt đều cần phải có sự hỗ trợ, sửa chữa của các nhân viên kỹ thuật. Trong đó, các lỗi thường gặp bao gồm:

+ Máy giặt không vào điện: Khi bạn chắc chắn nguồn điện vẫn có điện nhưng không hiển thị trên bảng điều khiển.

+ Dây curoa bị giãn: Dẫn đến máy giặt hoạt động yếu, máy giặt giặt không sạch.

+ Van xả của máy giặt bị kẹt: Khi gặp tình trạng này, máy giặt sẽ có hiện tượng xả nước không ngừng.

+ Ống xả nước bị méo, biến dạng: Máy xả nước trong thời gian dài

+ Vòi cấp nước không tự động mở: Dẫn đến nước không chảy vào thùng của máy giặt…

Hầu hết các lỗi xảy ra bên trong máy đều cần có sự can thiệp, hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật. Do đó, khi nắm vững cấu tạo và chức năng hoạt động của từng bộ phận các kỹ thuật viên sẽ dễ dàng khắc phục. Thậm chí, kỹ thuật viên chuyên nghiệp có thể tìm ra lỗi ngay khi được miêu tả về tình trạng máy.

Nếu bạn đang muốn được biết rõ hơn về máy giặt, các khóa sửa chữa máy giặt. Bạn hãy liên hệ ngay với Trung tâm Dạy nghề số 1 theo số hotline: 0988.230.233 – 0935.230.233 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.