Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa nhiệt độ

Chiếc điều hòa từ lâu đã trở thành thiết bị quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó giúp xua tan không khí oi bức trong những ngày hè. Đồng thời lọc sạch bụi bẩn trong không khí. Tuy nhiên, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa không phải ai cũng biết. Đặc biệt đối với những bạn đang có định hướng tham gia vào khóa học sửa điều hòa thì nên tham khảo những kiến thức vô cùng hữu ích dưới đây.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa nhiệt độ

Cấu tạo của điều hòa:

Theo các giảng viên của Dạy nghề số 1, để sửa chữa điều hòa các học viên đều cần nắm vững các kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa nhiệt độ. Trong đó, cấu tạo của điều hòa gồm một số bộ phận chính sau:

Dàn lạnh máy lạnh:

Dàn lạnh điều hòa được cấu tạo từ các ống đồng chạy song song và được bọc bởi dàn lá nhôm tản nhiệt. Dàn lạnh có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để mang môi chất lạnh mang ra bên ngoài.

Dàn lạnh máy lạnh

Dàn nóng điều hòa:

Dàn nóng có nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường. Khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh sẽ di chuyển đến dàn nóng. Cấu tạo của dàn nóng máy lạnh tương tự như dàn lạnh.

Dàn nóng điều hòa

Lốc điều hòa:

Lốc điều hòa còn được gọi là máy nén điều hòa. Nó có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh. Sau đó, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất.
Lock điều hòa

Quạt dàn lạnh:

Tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chay yếu hoặc không chạy, điều hòa sẽ không thể làm mát toàn bộ phòng. Đây là lý do khiến chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh điều hòa.
Quạt dàn lạnh

Quạt dàn nóng:

Quạt sẽ có nhiệm vụ thổi không khí xuyên qua dàn nóng. Giúp việc xả nhiệt ra môi trường bên ngoài hiệu quả nhất.

Quạt dàn nóng

Van tiết lưu:

Là bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Van tiết lưu

Ống dẫn gas:

Có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa.

Ống dẫn gas

Bảng điều khiển:

Bảng điều khiển thường được lắp trên cục lạnh. Đây là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa.

Bảng điều khiển ở dàn lạnh

Tụ điện:

Có tác dụng giúp đông cơ điện của máy nén khởi động.
Ngoài những bộ phận chính trên, điều hòa còn được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác như cảm biến nhiệt dàn lạnh, khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn…
Tụ điện điều hòa

Nguyên lý hoạt động của điều hòa:

Mỗi loại điều hòa sẽ có các bộ phận, chức năng khác nhau. Nhưng chúng đều có chung một nguyên lý hoạt động. Theo các giảng viên của Dayngheso1 thì nguyên lý hoạt động của điều hòa sẽ có 5 bước cơ bản sau: 

Bước 1: Sau khi qua van tiết lưu, gas (môi chất làm lạnh) sẽ có áp suất thấp, nhiệt độ thấp.

Bước 2: Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng.

Bước 3: Môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén. Tại đây, gas sẽ được nén tới áp suất cao hơn.

Bước 4: Gas có nhiệt nhiệt độ cao, áp suất cao được đưa qua dàn nóng để làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt. Khi đi qua dàn nóng, môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn.

Bước 5: Gas tiếp tục được đưa đến van tiết tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt và bắt đầu một chu trình mới.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa nhiệt độ

Những lưu ý khi lắp đặt điều hòa:

Khi thực hiện lắp đặt điều hòa tại nhà khách hàng, những người kỹ thuật viên có tay nghề cần biết tư vấn. Nó không chỉ giúp tiết kiệm điện năng, hiệu suất hoạt động của điều hòa mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ. Từ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa, các giảng viên của Trung tâm Dạy nghề số 1 cũng đưa ra một số lưu ý khi lắp đặt điều hòa như sau:

Lựa chọn công suất phù hợp:

Trước tiên phải biết chính xác diện tích hoặc cụ thể hơn là thể tích phòng của gia đình. Với phòng ngủ thông thường diện tích dưới 20m2, một chiếc điều hòa công suất 9.000BTU là đủ dùng; 12.000 BTU sẽ phù hợp với diện tích phòng từ 20 – 30m2; cao hơn nữa có 18.000BTU, nhưng thông thường phòng ngủ chỉ cần 2 dòng điều hòa 9.000 và 12.000 BTU là đủ.

Lựa chọn vị trí lắp dàn lạnh:

Nguyên tắc lắp dàn lạnh phải tránh nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Tránh nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao như cửa ra vào, cửa sổ. Luồng khí lạnh trực tiếp gặp khí nóng sẽ bị ngưng tụ, khiến máy “đổ mồ hôi” và nhỏ nước. Nếu lắp dàn lạnh ở vị trí gió nóng bị che khuất, khó có lối thoát ra ngoài. Sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động và tiêu tốn lượng điện năng.

Tốt nhất nên lắp máy sao cho luồng gió thổi dọc theo căn phòng; không nên để hướng gió thổi ngang hoặc ở góc bởi vì như vậy khí lạnh trong phòng sẽ không đồng đều. Việc lắp đặt điều hòa cũng cần chú ý lắp xa giường đối với phòng có trẻ nhỏ hoặc người già. Còn đối với phòng khách nên lựa chọn vị trí trung tâm để nhiệt tỏa đều. 

Vị trí lắp dàn nóng:

Đây là vấn đề liên quan tới thiết kế ngoại thất, nếu không tính toán khi xây nhà sẽ bị động trong việc lắp đặt. Dàn nóng đặt ngoài trời nên chọn vị trí râm mát, tránh nơi kín gió, không có vật cản trước mặt.

Tuy nhiên, cũng không nên che đậy quá kín vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt và dễ gây hỏng máy. Đặc biệt nên tránh vị trí gió thổi thẳng vào quạt điều hòa, gây ra sức cản và tiêu hao năng lượng. 

Kích thước ống đồng:

Ống đồng cho điều hòa phải tương ứng với công suất thì mới đạt hiệu quả cao. Với máy 1 HP (9000 BTU) dùng ống đồng có đường kính ngoài 10 mm; máy 1.5 HP (12000 BTU) dùng ống 10 mm hoặc 12 mm; máy 2 HP (18000 BTU) dùng ống 12 mm; máy 2.5 HP (24000 BTU) dùng ống 16 mm…

Tương tự như phần kích thước. Độ dài ống đồng nối giữa dàn nóng và dàn lạnh cũng phải tuân theo các yêu cầu lắp đặt do hãng sản xuất quy định. Nếu lắp ống đồng quá ngắn sẽ xảy ra hiện tượng dung môi/gas không kịp hồi về máy nén hết. Do đó máy nén bị tắc nghẽn, gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu lắp ống đồng quá dài sẽ khiến cho máy làm lạnh chậm.

Vị trí thoát nước:

Việc thoát nước cho máy điều hòa sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất và tuổi thọ của máy. Bởi trong quá trình hoạt động lượng nước thải trung bình từ 6 -12 lít/ngày đêm, tùy thuộc từng dòng và công suất máy.

Vậy nên khi lắp đặt đường ống thoát nước cần chú ý những yếu tố sau: Đường ống tránh đi quá dài hoặc gấp khúc. Phải có độ nghiêng đảm bảo nước có thể thoát ra từ dàn lạnh nhanh, hiệu quả. Không nên cắm đường nước thải xuống cống vì mùi hôi sẽ theo đường ống bay vào trong phòng.

Bố trí nội thất hợp lý:

Để tăng hiệu quả làm mát nhanh cần lưu ý việc sắp xếp nội thất trong phòng điều hòa. Tránh đặt các vật dụng lớn như tủ, kệ… che khuất máy, gây cản trở luồng khí lạnh, khiến phòng lâu mát. Ngoài ra cũng cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ cho kiến trúc ngôi nhà.

Góc tư vấn

Việc nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa nhiệt độ là điều rất quan trọng nếu bạn đang có ý định tham gia vào một khóa học sửa điều hòa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị thêm một số kiến thức về dụng cụ sửa điều hòa để  có thể sử dụng thành thạo trong quá trình làm việc sau này.

Trung tâm Dayngheso1 được biết đến như một trong những trung tâm Dạy nghề lớn nhất tại Hà Nội hiện nay – Luôn là lựa chọn hàng đầu cho những học viên muốn hướng mình trở thành một chuyên gia sửa chữa thiết bị. Hãy liên hệ ngay với HOTLINE: 0935.230.233 – 0988.230.233 để được tư vấn chi tiết về các khóa học tại Dayngheso1.