Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố kho lạnh
Cũng giống như các thiết bị điện, kho lạnh sau một thời gian hoạt động cũng gặp một số hư hỏng. Các lỗi hư hỏng của kho lạnh rất phức tạp, người sử dụng kho thường không thể xử lý. Do đó kỹ thuật viên có tay nghề mới có thể giúp khắc phục sự cố kho lạnh. Trung tâm Dạy nghề số 1 sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục một số lỗi cơ bản:
>>> Tham khảo KHÓA HỌC SỬA KHO LẠNH tại Trung tâm Dạy nghề số 1
Tại sao cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sự cố kho lạnh
Bất kỳ học viên nào trước khi học sửa chữa kho lạnh đều cần nắm được lý thuyết chuyên ngành. Trong đó, các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những lỗi thường gặp là những kiến thức cơ bản.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục sự cố thường gặp sẽ giúp học viên sửa chữa nhanh hơn. Dễ dàng tìm ra phương án khắc phục hơn.
Những kiến thức của bạn càng nhiều càng chứng tỏ cho khách hàng thấy bạn là người chịu khó tìm tòi. Họ cũng có thể sẽ nhận định bạn có tay nghề cao hoặc nhiều năm kinh nghiệm. Việc nắm bắt kiến thức kịp thời còn giúp bạn sáng tạo, đưa ra những phương án sửa chữa hợp lý hơn. Biết áp dụng công nghệ trong quá trình sửa chữa.
Cách khắc phục sự cố kho lạnh thường gặp
Kho lạnh bảo quản cùng một lúc rất nhiều hàng hóa, thực phẩm. Việc mở ra mở vào nhiều hay lắp đặt không hợp lý cũng có thể dẫn đến hư hỏng. Về cơ bản, kho lạnh sẽ gặp một số sự cố sau:
Block của kho lạnh bị hỏng
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Block kho lạnh bị hỏng. Trong đó có các nguyên nhân chính như: Có thể do nguồn điện cung cấp không ổn định. Có thể gây chập và hư hỏng block máy. Hoặc có thể do phòng quá rộng so với công suất của máy.
Cách khắc phục:
Block của kho lạnh cũng như các bộ phận làm lạnh khác. Phần lớn đều được nhập nguyên chiếc phục vụ lắp đặt. Do đó, việc đầu tiên của quy trình thay block là làm sao chọn block có công suất phù hợp với kho lạnh. Tuyệt đối không chọn block có công suất lớn hoặc nhỏ hơn máy lạnh đang sử dụng cho kho.
Sau đó kiểm tra lượng dầu trong block trước khi lắp ráp, tiến hành cân cáp và kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng. Sau đó kiểm tra lại dòng điện và đảm bảo thông số kỹ thuật theo yêu cầu. Lưu ý trước khi lắp ráp cần vệ sinh khí Nitơ. Trong quá trình lắp ráp block phải hút chân không ra, sau đó nạp ga đầy đủ. Tiến hành quy trình đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Kho lạnh gặp hiện tượng lọt ẩm
Nguyên nhân: là do vật liệu cách nhiệt của kho lạnh có xảy ra hỏng hóc. Nếu kho lạnh bị ẩm ướt thì nó sẽ làm giảm tính chất cách nhiệt của kho. Từ đó nó làm ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm đang được bảo quản trong kho lạnh.
Cách khắc phục: Cần phải thường xuyên kiểm tra kho lạnh. Khi phát hiện ra hiện tượng thì cần phải nhanh chóng thay mới tấm cách nhiệt. Để tránh xảy ra hiện tượng này, bạn cần lưu ý khách hàng khi lắp đặt kho như sau:
- Giấy dầu chống thấm cần lót 2 lớp.
- Các lớp chồng mí lên nhau và dán băng kéo kín
- Tạo màng cách ẩm liên tục trên toàn bộ diện tích của kho.
Trong trường hợp kho làm bằng tấm cách nhiệt dạng eps hay pu cần lưu ý:
- Giữa các tấm cách nhiệt khi lắp ghép có các khe hở nhỏ cần làm kín bằng silicon, sealant.
- Bên ngoài các kho lạnh, cần chôn các cột sắt cao khoảng 0,8m để tránh bị va đập làm hư vỏ kho.
Kho lạnh gặp hiện tượng lọt không khí
Nguyên nhân: Khi xuất hàng hoặc mở cửa kiểm tra, không khí bên ngoài sẽ thâm nhập vào kho. Điều này gây tổn thất nhiệt đáng kể và ảnh hưởng đến chế độ bảo quản. Ngoài ra, hiện tượng lọt không khí còn xảy ra khi gió nóng bên ngoài chuyển động vào kho lạnh. Gió lạnh trong phòng ùa ra ngoài từ phía dưới nền của tấm cách nhiệt.
Cách khắc phục :
Sử dụng quạt chắn gió để ngăn ngừa không khí tràn vào kho.
Khi kho lạnh lớn, người ta xây dựng một phòng đệm tránh không cho không khí bên ngoài vào phòng lạnh.
Sử dụng các cửa tò vò 600 mm x 600 mm để nhập hàng.
Sử dụng các màn nhựa được ghép từ nhiều mảnh nhỏ. Các tấm nhựa này có khả năng chịu lạnh tốt và độ bền cao, các mí được gấp lên nhau 1 khoảng ít nhất 50 mm vừa đảm bảo thuận lợi cho người đi lại và khi không có người ra vào thì màn che rất kín.
>>> Xem thêm: Cấu tạo và ứng dụng của kho lạnh bảo quản
Kho lạnh bị phù nền do đóng băng :
Nguyên nhân: Kho lạnh bảo quản lâu ngày, hơi lạnh truyền qua tấm cách nhiệt xuống nền đất. Khi nhiệt độ xuống thấp, nước đóng thành đá. Quá trình này tích tụ lâu dài làm cho khối đá càng lớn dẫn đến phù nền. Hiện tượng này phá hủy kết cấu xây dựng của các tấm cách nhiệt.
Cách khắc phục :
Trong quá trình lắp đặt, bạn cần đặt khoảng trống dưới nền của tấm cách nhiệt để thông gió nền. Quá trình lắp đặt cần chú ý các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Lắp đặt kho lạnh trên các con lươn hoặc hệ thống khung đỡ.
- Các con lươn thông gió được đổ bằng bê tông hay xây bằng gạch thẻ cao khoảng 100 mm – 200 mm.
- Bề mặt con lươn dốc về 2 phía 2 % để tránh đọng nước.
- Bạn có thể dùng điện trở để sấy nền của tấm cách nhiệt: Phương pháp này đơn giản, dễ lắp đặt nhưng chi phí vận hành cao. Hiện nay ít được sử dụng. Dùng các ống thông gió nền cho các tấm cách nhiệt :
- Đối với kho có nền xây, để tránh đóng băng nền.
- Biện pháp kinh tế nhất là sử dụng các ống thông gió nền. Các ống thông gió là ống PVC đường kính 100 mm, bố trí cách khoảng 1.000 mm – 1.500 mm, đi zíc zắc dưới nền, hai đầu thông lên khí trời.
- Trong quá trình làm việc, gió thông vào ống, trao đổi nhiệt với nền đất và sưởi ấm nền, ngăn ngừa đóng băng.
Kho lạnh gặp hiện tượng ngập lỏng
Nguyên nhân : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngập lỏng kho lạnh như:
- Phụ tải nhiệt quá lớn, quá trình sôi ở dàn lạnh mãnh liệt và hơi cuốn lỏng về máy nén khí (block).
- Van tiết lưu mở quá lớn hoặc không phù hợp.
- Khi mới khởi động do có chất lỏng nằm sẵn trên đường ống hút hoặc trong dàn lạnh.
- Van phao khống chế mức dịch dàn lạnh hỏng nên dịch tràn về máy nén khí.
- Môi chất không bay hơi ở dàn lạnh được do bám tuyết nhiều ở dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp, quạt dàn lạnh hỏng ….
Cách khắc phục: Trong trường hợp ngập nhẹ, cần tắt cấp dịch dàn lạnh và kiểm tra tình trạng ngập lỏng. Mở van xả khí tạp cho môi chất bốc hơi ra sau khi đã làm nóng cacte lên 300C.
Trường hợp nặng hơn, sương bắt đầu bám ở thân cacte. Nhiệt độ đầu hút thấp nhưng nhiệt độ bơm dầu trên 300C thì có thể áp dụng cách sau: Tắt van điện từ cấp dịch.
Khi áp suất hút đã xuống thấp, mở từ từ van chặn hút rồi quan sát tình trạng. Qua 30 phút dù đã mở hết van hút nhưng áp suất không tăng chứng tỏ dịch ở trong dàn lạnh đã bốc hơi hết. Lúc này cần mở cấp dịch cho dàn lạnh để hệ thống hoạt động lại và quan sát.
Khi quan sát qua kính xem môi chất thấy dịch trong cacte nổi thành tầng. Lúc này cần tắt van điện từ cấp dịch. Đóng van xả máy ngập lỏng. Sử dụng van by-pass giữa các máy nén. Dùng máy nén không ngập lỏng hút hết môi chất trong máy ngập lỏng. Rút bỏ dầu trong cacte. Nạp dầu mới đã được làm nóng lên 35÷400C. Khi đã hoàn toàn mở van xả và cho máy hoạt động lại, theo dõi và kiểm tra.
Kết luận
Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về các lỗi thường gặp của kho lạnh cũng như các biện pháp khắc phục lỗi. Hoặc nếu bạn đang có nhu cầu tham gia khóa học sửa kho lạnh. Bạn hãy liên hệ ngay với Trung tâm Dạy nghề số 1 theo số HOTLINE: 0935.230.233 – 0988.230.233 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.