Vào những ngày hè nắng nóng oi ả thì những người thợ điện lạnh lại thường xuyên được nhắc đến nhiều hơn. Ai cũng nghĩ họ có nguồn thu nhập khủng. Tuy nhiên, ngành nghề nào thì cũng có những niềm vui, khó khăn riêng. Bài viết ngày hôm nay tôi sẽ cùng các bạn tâm sự nghề điện lạnh để hiểu thêm về ngành nghề này nhé.

1. Liệu rằng mức thu nhập của nghề điện lạnh có thực sự cao?

Tam Su Nghe Dien Lanh 01
Tâm sự nghề điện lạnh
Mỗi khi hè về thì các thiết bị điện lạnh sẽ được sử dụng nhiều hơn, do đó công việc của những người thợ điện lạnh cũng trở nên bận rộn hơn. Mỗi ngày họ có thể kiếm được cả triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập cao như vậy chỉ tính trong những tháng hè, còn khi đông về thì hầu như khối lượng công việc giảm đi rất nhiều, có ngày còn không có việc để làm. Do đó, thu nhập tính ra chia bình quân cả năm cũng không thực sự là cao.
Anh Nam ở Hoàng Mai – một thợ sửa chữa điện lạnh khá lâu năm có tâm sự nghề điện lạnh rằng “ Những ngày hè, điện thoại của anh réo liên tục từ khách hàng nhờ kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt hay bảo dưỡng điều hòa không khí.  
Giá bảo dưỡng điều hòa dao động từ 80.000 – 160.000 đồng đối với loại điều hòa công suất nhỏ và từ 180.000 – 260.000 đồng đối với các loại điều hòa có công suất lớn.
Tiền công lắp đặt và sửa chữa bình quân cho mỗi chiếc điều hòa dao động từ 160.000 đồng – 1,2 triệu đồng, người thợ sửa điện lạnh có thể bỏ túi từ 160.000-500.000 đồng/máy.
Mỗi ngày anh có thể sửa chữa, lắp đặt tối đa khoảng 10 cái máy lạnh, tương đương khoảng  2 triệu đồng 1 ngày. Đa số thường ngày anh chỉ làm được 5 chiếc kiếm được khoảng 1 triệu đồng 1 ngày”
Việc sửa chữa các thiết bị điện lạnh thì cũng chẳng  phải lúc nào cũng dễ dàng, khi sửa chữa, thợ điện lạnh nhất thiết phải nắm vững nguyên lý hoạt động và thành thạo về kỹ thuật để có thể “bắt bệnh” chính xác, qua đó nhanh chóng xử lý, tránh được mất thời gian, công sức, thậm chí còn bị mất tiền. Tình trạng chữa một bộ pn rồi hỏng cả thiết bị là không hiếm, hay các thiết bị thiếu linh kiện thay thế… nên nhiều khi phải tự bỏ tiền ra để đền cho khách.

2. Nghề điện lạnh thực sự nguy hiểm

Khi được hỏi nghề điện lạnh có vất vả hay không? Anh Dương có tâm sự nghề điện lạnh với chúng tôi rằng: “ Nếu chỉ sửa chữa ở những hộ gia đình thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng nhiều khi anh phải làm việc ở những nơi có địa hình trắc trở, treo mình trên những tòa nhà cao tầng giữa cái nắng gắt của mùa hè chỉ với sợi dây an toàn mà chưa chắc đã an toàn. Chỉ sơ sẩy một chút là có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng ngay.
Những loại điều hòa công suất lớn 3 pha hay công nghệ biến tần inverter nếu bị rò rỉ điện có thể gây tử vong tại chỗ nếu thợ điện lạnh chạm vào điều hòa, hoặc khi bị điện giật thì bạn sẽ bị bất ngờ tuột tay và ngã xuống.

3.Nghề điện lạnh là làm việc quá giờ, ngủ không đủ giấc

Thu nhập cao là vậy nhưng nghề điện lạnh cũng được coi là nghề vất vả và lắm nguy hiểm. Từ khi bắt đầu vào hè cho đến khi hết mùa, hầu như ngày nào thợ điện lạnh cũng phải tất bật với công việc. Ngày nào cũng như ngày nào công việc của họ thường cũng bắt đầu từ 5h00 – 6h00 sáng và có những hôm đến tận 10 – 12h đêm mới kết thúc.
Nhiều khi họ còn không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống thì vội vàng, qua loa để lại tiếp tục công việc do khách giục quá. Một ngày tính ra cũng chỉ ngủ được 5-6 tiếng. Mệt mỏi là vậy, nhưng ngày hôm sau họ lại phải vui vẻ bắt đầu công việc vất vả của một ngày mới.
Nói chung, nghề nào cũng có những khó khăn riêng, mình đã chọn nghề thì lên chấp nhận với những khó khăn của nghề. Bài viết hôm nay chúng tôi chỉ muốn cùng các bạn tâm sự nghề điện lạnh nhằm giúp cho bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này và đưa ra quyết định có lên học và đi theo nghề điện lạnh hay không. Bạn cần tư vấn thêm về định hướng nghề nghiệp, chương trình học điện lạnh…hãy liên hệ với chúng tôi theo
Trung tâm dạy nghề số 1
Địa chỉ: tầng 2, tòa nhà Bình Vượng, 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
SĐT liên hệ: 0935.230.233 – 0355.230.233 -0366.230.233 – 0377.230.233